Trang chủ / MẶC ĐẸP / Bảo quản giày da mới như lúc ban đầu

Bảo quản giày da mới như lúc ban đầu

1. Hạn chế đi mưa

Giày da cần được bảo quản kỹ càng, nhất là không được đi mưa. Do khi tiếp xúc với nước, da sẽ bị nổ, bong, hở keo, khiến giày của bạn sẽ nhanh chóng bị hỏng. Thêm vào đó, xăng, dầu hay axit cũng là những nhân tố khiến cho đôi giày bị ố, mục nát chỗ da tiếp xúc.

Cách khắc phục khi giày bị dính nước mưa đó là bạn sẽ rút miếng lót giày ra rồi hong khô trong nhà (không nên hong dưới ánh nắng mặt trời). Lấy vải ướt để lau những vết bẩn và lau lại bằng vải khô. Bạn có thể cho giấy báo vào trong giày, giúp cho đôi giày không bị biến dạng và giấy báo sẽ thấm hút được phần nước còn đọng lại trong giày. Nên nhớ thay giấy khoảng 2 – 3 lần trong 2 ngày, không phơi giày ngoài nắng, nhiệt độ cao sẽ khiến giày bị co cứng, khiến da bị gãy, rách và đôi giày sẽ chật hơn, không còn vừa chân.

 

 

2. Đánh xi hàng tuần

Nếu như bạn thường xuyên sử dụng giày thì mỗi tuần nên lau sạch, đánh xi khoảng 2 lần. Trong trường hợp thỉnh thoảng bạn mới sử dụng giày thì trước khi đi cũng nên đánh xi để đôi giày trông được mới và sạch sẽ. Và chắc chắn có những đôi giày đắt tiền mà bạn chỉ dành cho những sự kiện quan trọng và thường bảo quản kỹ càng thì hãy đánh xi hoặc sáp bóng thật cẩn thận, sạch sẽ, độn giấy và gói ghém trong giấy nilon, đặt ở nơi thoáng, không bị ảnh hưởng bởi vật khác.

 

 

 

 

3. Khử mùi hôi trong giày

Do giày da thường khá kín nên sẽ gặp phải sự ẩm ướt, gây mùi mồ hôi nếu chúng ta đi cả ngày. Chính vì vậy bạn nên đặt túi chống ẩm, rắc phấn rôm vào trong giày để hút hết ẩm và khử mùi. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể dùng lót giày để khử mùi bởi sự tiện lợi và hương thơm mà nó mang lại.

 

 

4. Để giày sáng bóng

Trong vỏ chuối có chất danning giúp lau sạch vết bẩn trên giày da, khiến đôi giày có được độ sáng bóng không thua kém giày mới. Bên cạnh đó sữa tươi cũng sẽ giúp cho giày da không bị nứt nếu như bạn sử dụng dung dịch này để lau chùi. Khi bạn không tìm thấy bàn chải đánh xi thì có thể tận dụng luôn chiếc tất cũ để đánh giày. Đối với những đôi giày đen, độ bền màu sẽ giảm theo thời gian, thậm chí nứt ra, bạn có thể khắc phục bằng cách lấy mực tàu nhúng vào lòng trắng trứng, đánh lên bề mặt giày nhiều lần để tăng độ kết dính.

 

 

5. Cất giữ giày

Mỡ lợn hoặc dầu thực vật là những trợ thủ đắc lực để bôi lên giày da trước khi đem cất giữ, chúng khiến cho da không bị nhăn và khô. Vẫn nên nhớ nguyên tắc cho giấy vào trong giày để giúp giày không bị biến dạng sau một thời gian không sử dụng.

 

 

6. Xử lý Giày da bị cứng

Bất cứ đôi giày nào khi mới mua về cũng bị cứng và gây đau cho đôi chân, nhất là gót chân. Chính vì vậy bạn cần làm mềm da và sử dụng một tấm mút nước thấm lên bề mặt da khiến cho đôi giày được mềm hơn, xóa tan cảm giác khó chịu của đôi giày mới. Tuy nhiên thì đây không phải là cách làm được khuyến khích làm thường xuyên bởi nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng da giày.



 

 

Bài viết khác

×
Đăng ký thông tin
Hãy để lại thông tin,
chúng tôi sẽ sớm liên hệ với bạn!